Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Bệnh viêm khớp liên cầu và những điều cần biết
Bệnh viêm khớp liên cầu và những điều cần biết
Viêm khớp liên cầu là một thể bệnh khớp ít gặp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm khớp liên cầu có thể để lại hậu quả và biến chứng nặng nề đến cuộc sống người bệnh. Dưới đây là những thông tin về bệnh viêm khớp liên cầu mà bạn nên tìm hiểu để phòng khi cần thiết.
Những điều cần biết về bệnh viêm khớp liên cầu
1 – Bệnh viêm khớp liên cầu là gì?
Viêm khớp liên cầu là tổn thương viêm tại khớp do liên cầu khuẩn có mặt trong dịch khớp gây ra. So với các thể viêm khớp khác thì viêm khớp do liên cầu thường ít gặp hơn do kháng sinh có hiệu quả trong quá trình điều trị nhiễm trùng nguyên phát.
Liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes gây viêm khớp liên cầu
2 – Nguyên nhân gây viêm khớp liên cầu
Viêm khớp liên cầu chủ yếu xuất hiện sau các tổn thương tại khớp hoặc các cơ quan khác. Cụ thể:
- Do chấn thương khớp hoặc cạnh khớp gây rách, hở bao khớp… khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Do các ổ nhiễm khuẩn cạnh khớp như : viêm cơ, viêm gân, viêm xương, mụn nhọt, viêm nhiễm bộ phận sinh dục hoặc tiết niệu…
- Do các thủ thuật tiêm vào khớp như chọc dò khớp, chích thuốc vào khớp không bảo đảm điều kiện về vô trùng, tiêm không đúng kỹ thuật…
- Do nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm đa cơ, viêm các màng, viêm phổi …
Đặc biệt, những người có cơ địa dễ bị nhiễm khuẩn (người già, trẻ em dưới 8 tuổi, suy giảm sức đề kháng, người mắc bệnh tiểu đường, người sử dụng Corticosteroid kéo dài, người bị thiếu chất…), người mắc sẵn các bệnh khớp (thoái hóa khớp, viêm khớp, chấn thương xương khớp…) thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp liên cầu rất cao.
3 – Triệu chứng bệnh viêm khớp liên cầu
- Có ổ nhiễm trùng khởi điểm
Xảy ra ở các trường hợp viêm khớp liên cầu do các ổ nhiễm khuẩn như mụn nhọt, viêm cơ, viêm nhiễm bộ phận sinh dục hoặc tiết niệu; do các chấn thương ở khớp hoặc do tiêm khớp, tiêm quanh khớp…
- Triệu chứng toàn thân
– Người bệnh sốt cao từ 39 – 400C, sốt liên tục và có thể dao động.
– Người bệnh gầy sút, người mệt mỏi và uể oải, da khô, lưỡi bẩn…
- Triệu chứng tại khớp
Viêm khớp liên cầu gây đau và sưng khớp
Đau nhức ở 1 khớp nhất định, thường gặp ở các khớp lớn như khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp khuỷu tay… Người bị viêm khớp liên cầu cũng thường bị đau khớp cùng chậu và khớp ức đòn. Đau theo kiểu nung mủ, liên tục và đau tăng mạnh khi vận động khớp viêm. Ngoài ra, khớp bị viêm có biểu hiện sưng và đỏ, sờ vào thấy nóng. Một số trường hợp có dấu hiệu tràn dịch khớp do tăng tiết dịch trong khớp.
- Triệu chứng ngoài khớp
– Bệnh nhân bị nổi hạch ở các vị trí tương ứng.
– Teo cơ do ít vận động.
– Có thể thấy dấu vết của ổ nhiễm trùng khởi điểm
4 – Biến chứng của viêm khớp liên cầu
Nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, các triệu chứng viêm khớp liên cầu sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn. Nếu điều trị sớm khi các tổn thương còn khu trú ở màng hoạt dịch thì khả năng khỏi bệnh sẽ càng cao và không để lại di chứng tại khớp. Ngược lại, nếu điều trị muộn, khi các tổn thương đã lan rộng, điều trị có thể thành công nhưng vẫn để lại di chứng tại khớp. Các biến chứng thường gặp của viêm khớp liên cầu là viêm bao khớp lan rộng dẫn đến trật khớp một phần hay toàn phần, sụn khớp bị phá hủy dẫn đến dinh khớp hoặc mất chức năng khớp, viêm xương, viêm tủy, viêm cột sống, thậm chí viêm nhiễm lan rộng sang các cơ quan khác như gan, phổi, thận…
5 – Điều trị viêm khớp liên cầu
– Nguyên tắc điều trị: Điều trị ngay từ sớm, mạnh, liều cao, đủ thời gian. Kết hợp Nội khoa – Ngoại khoa – Vật lý trị liệu.
– Dùng thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ, kết hợp 2 – 3 loại kháng sinh theo đường TM (tĩnh mạch). Thời gian dùng thước kéo dài từ 3 – 4 tuần tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Điều trị viêm khớp liên cầu bằng kháng sinh
– Chọc tháo dịch, bơm rửa khớp bằng nước muối sinh lý, bơm rửa khớp qua nội soi
– Mổ dẫn lưu mủ và cắt lọc mô hoại tử trong khớp
– Đặt khớp ở tư thế cơ năng bằng máng hoặc nẹp bột
– Xoa bóp và tập vận động sớm để tránh teo cơ
– Thuốc giảm đau và nâng sức đề kháng
– Nếu bệnh diễn biến kéo dài cần dẫn lưu mủ, nạo xương chết, đặt lại khớp, thậm chí có thể buộc phải để dính khớp ở tư thế cơ năng.
Để điều trị kịp thời và hiệu quả, ngay từ khi phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường nghi ngờ là viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp thăm khám và chẩn đoán chính xác.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!