Viêm bao hoạt dịch là tình trạng bao hoạt dịch bị sưng viêm, đỏ gây ảnh hưởng đến khớp xương, dây chằng và các cơ gần khớp, khiến việc vận động trở nên khó khăn và hạn chế. Viêm bao hoạt dịch có liên quan đến các hoạt động nghề nghiệp và một số bệnh lý về xương khớp và tối loạn chuyển hóa. Cần phải phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm bao hoạt dịch để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm bao hoạt dịch là gì ?

Bao hoạt dịch là gì?

Bao hoạt dịch là một túi chứa đầy chất lỏng gọi là dịch khớp, nằm ở giữa sụn khớp, các dây chằng và lớp màng hoạt dịch. Bao hoạt dịch thường nằm xung quanh vai, giữa khớp khuỷu tay, khớp hông, khớp gối, các khớp ở bàn chân; với vai trò như một chất đệm của khớp giúp hạn chế các tác động của trọng lực khi tác động lên khớp. Ngoài ra, bao hoạt hoạt dịch còn có nhiệm vụ bảo vệ dịch khớp luôn ổn định để nuôi dưỡng khớp và các bộ phận quanh khớp như gân, cơ, da, giúp khớp hoạt động dễ dàng và linh hoạt.

Khớp gối bị viêm bao hoạt dịch

Bệnh viêm bao hoạt dịch là gì ?

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng bao hoạt dịch bị sưng viêm, đỏ gây ảnh hưởng đến khớp xương, dây chằng và các cơ gần khớp, khiến việc vận động trở nên khó khăn và hạn chế. Các vị trí dễ bị viêm bao hoạt dịch là những khớp xương phải cử động lặp đi lặp lại thường xuyên như khuỷu tay, vai, hông, đầu gối, gót chân, ngón chân.

Khi sử dụng khớp quá mức hoặc chấn thương trực tiếp ở các khớp do chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nâng nhấc vật nặng… có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch. Ngoài ra, những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm bao hoạt dịch rất cao.

Nhận biết bệnh viêm bao hoạt dịch

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị viêm bao hoạt dịch bao gồm:

  • Đau nhức hoặc cảm thấy cứng khớp.
  • Sưng và tấy đỏ ở vùng khớp bị viêm bao hoạt dịch.
  • Khi di chuyển hoặc ấn vào khớp bị tổn thương cảm thấy đau nặng hơn.

Dấu hiệu viêm bao hoạt dịch

Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Tình trạng đau nhức kéo dài hơn 1 tuần mà không có dấu hiệu giảm.
  • Sưng và tấy đỏ nhiều hơn hoặc bầm tím hay phát ban ở vùng khớp bị tổn thương.
  • Đau nhói, đau bất ngờ khi đang vận động, tập thể dục.
  • Sốt

Bạn hãy liên hệ bác sĩ hoặc đến bệnh viện khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc các hậu quả xấu có thể xảy ra.

Trong trường hợp hợp viêm bao hoạt dịch ở khớp háng, bạn có thể phát hiện dễ dàng hơn với thông tin sau đây:

Viêm bao hoạt dịch khớp háng: Nhận biết và điều trị

Phòng bệnh viêm bao hoạt dịch bằng cách nào?

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm bao hoạt dịch, bạn cần chú ý những lời khuyên sau đây:

  • Hạn chế thực hiện các động tác quỳ, nếu bắt buộc phải thực hiện thì nên sử dụng miếng đệm quỳ để giảm áp lực lên đầu gối.
  • Không mang, vác, khiêng, nâng, nhấc vật nặng quá sức để tránh làm căng thẳng các túi hoạt dịch.
  • Khi đứng lên
  • Nghỉ giải lao giữa giờ làm việc hoặc khi đang thực hiện một số hoạt động lặp đi lặp lại thường xuyên.
  • Không ngồi, đứng ở một vị trí quá lâu để giảm áp lực lên túi hoạt dịch ở hông, mông, đầu gối.
  • Tập thể dục hàng ngày để tăng cường cơ bắp, giúp xương chắc khỏe.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, tránh thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên cơ xương khớp và bao hoạt dịch.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *