Trang Chủ » Uncategorized » Bệnh thấp tim là nguyên nhân gây hở van tim
Bệnh thấp tim là nguyên nhân gây hở van tim
Theo GS.TS. Phạm Gia Khải (Chủ tịch Hội Tim mạch ASEAN), tổn thương van tim do thấp là một trong những bệnh tim mạch thường gặp nhất ở các nước đang phát triển, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nguy cơ suy tim, thậm chí tử vong.
Bệnh thấp tim xuất hiện do đâu?
Thấp tim là bệnh lý viêm tự miễn, xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn đường hô hấp do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra. Cụ thể, sau khi bị viêm đường hô hấp (viêm họng) do liên cầu khuẩn, trong vòng 2-3 tuần, nếu bệnh nhân không được điều trị tốt có thể tiến triển thành thấp tim.
Bệnh thấp tim thường xảy ra ở độ tuổi từ 5 – 15 tuổi. Sau khi bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng viêm họng như sốt vừa hoặc sốt cao, nuốt đau, ho, hạch dưới hàm sưng đau. Nếu bệnh nặng có thể kèm theo sưng viêm amidan nhẹ hoặc thoáng qua. Nếu bỏ qua các dấu hiệu này và không điều trị bệnh triệt để, bệnh sẽ tiến tiến triển thành thấp tim sau khoảng 1 -2 tuần.
THÔNG TIN CẦN BIẾT:
Bệnh thấp tim là nguyên nhân gây hở van tim
Các triệu chứng thấp tim thường bắt đầu ở các khớp với biểu hiện đau từ khớp này sang khớp khác, chủ yếu là ở các khớp lớn như khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp cổ chân và cổ tay. Khớp bị sưng, đau và nóng đỏ gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại và cử động của bệnh nhân. Điểm đặc biệt là khi các khớp sau bị sưng đau thì các khớp bị sưng đau trước đó lại khỏi và hoạt động trở lại bình thường mà không có biến dạng và hạn chế vận động như các bệnh viêm khớp khác.
Ngoài các triệu chứng ở khớp, bệnh thấp tim còn gây tổn thương ở tim với các biểu hiện viêm cơ tim, viêm màng tim và van tim hoặc viêm tim toàn bộ. Nhẹ thì gây hồi hộp, tim đập nhanh, thở nhanh, đau tức ngực, mệt mỏi. Nặng thì gây khó thở, tím tái, phù mặt và hai chân, gan to và đau, điện tim to, nhịp tim nhanh, rối loạn dẫn truyền…
Bệnh thấp tim không được điều trị vẫn khỏi nhưng sau một thời gian lại tái phát. Mỗi lần bệnh tái phát thì tổn thương tim càng nặng hơn và dẫn đến hẹp hay hở van tim 3 lá, van động mạch chủ tại tim. Hẹp hoặc hở van 2 lá sẽ dẫn đến những rối loạn về huyết động, bệnh nhân thường phải đối mặt với nhiều biến chứng như phù phổi cấp tính, suy tim nặng, tắc mạch, rối loạn nhịp tim hay suy tim mạn tính… Ở trẻ nhỏ, bệnh hẹp/hở van tim khiến trẻ bị còi cọc và chậm phát triển. Còn ở thai phụ, bệnh đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai trong suốt quá trình mang thai và sinh nở nếu không được điều trị hiệu quả.
Khi nhận thấy đau khớp sau một đợt viêm họng, bệnh nhân nên nghĩ đến chứng thấp tim và đi kiểm tra sớm để điều trị dứt điểm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm (bao gồm biến chứng ở van tim). Với trẻ nhỏ, nếu được chẩn đoán bị thấp tim, cần điều trị dự phòng bằng kháng sinh đến 18 hoặc 25 tuổi tùy theo trường hợp. Tốt nhất, gia đình cần chú ý chăm sóc và theo dõi các biểu hiện của trẻ để phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp và những hệ lụy mà bệnh gây ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!