Trang Chủ » Viêm khớp dạng thấp » Bệnh phong thấp có lây không ?
Bệnh phong thấp có lây không ?
THẮC MẮC:
Chào bác sĩ, em muốn hỏi bệnh phong thấp có lây không ạ? Gi đình em có người bị phong thấp là chú em. Hiện chú em mắc bệnh này cũng hơn 2 năm rồi và đang Điều trị phong thấp theo tây y. Gần đây, em thường thấy đau nhức ở bàn chân và ngón chân, hơi giống với tình trạng của chú em. Nhà em đang lo không biết có phải em bị lây bệnh từ chú không. Nhờ bác sĩ cho em lời giải đáp về vấn đề này ạ. Em cần phải làm gì để thoát khỏi bệnh này? Rất mong được bác sĩ tư vấn. Em cảm ơn rất nhiều.
(Minh Khôi, Bình Định)
TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về daumoixuongkhop.net!
Với câu hỏi của bạn về “Bệnh phong thấp có lây không ?”, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Theo Đông y, bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng tý, do Phong, Hàn, Thấp xâm nhập vào cơ thể đang bị suy yếu và gây tổn thương huyết mạch, cơ xương khớp, tim…. Còn theo Tây y, phong thấp là tên gọi khác của bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch và chưa được xác định chính xác nguyên nhân. Tổn thương do phong thấp hay viêm khớp dạng thấp chủ yếu là tổn thương màng hoạt dịch khớp dẫn đến phá hủy sụn, gan, xương và dây chằng quanh khớp với các biểu hiện sưng nóng đỏ đau khớp, tê bại chân tay, dính khớp, biến dạng khớp, hạn chế vận động. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương khớp, bệnh còn gây tổn thương ở nhiều cơ quan như hệ thần kinh, tim mạch, da và các tổ chức dưới da…
Các yếu tố được cho là nguyên nhân gây phong thấp/viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Yếu tố thời tiết, áp suất không khí, độ ẩm không khí… khiến khớp xương bị biến đổi và gây đau.
- Tính chất công việc, tư thế lao động, sinh hoạt không phù hợp.
- Do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
- Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, suy nhược cơ thể.
- Yếu tố giới tính, tuổi tác cao, gen di truyền…
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, hút thuốc lá…
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
Bệnh phong thấp có lây không ?
Bệnh phong thấp không phải là căn bệnh truyền nhiễm, lây từ người này sang người khác. Nhưng nếu bạn sống trong môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo; lao động nặng, ăn uống thiếu thốn, hút thuốc lá… vẫn có nguy cơ mắc bệnh này. Đặc biệt, bệnh phong thấp, viêm khớp dạng thấp có tính di truyền nên nếu gia đình có người mắc bệnh này thì khả năng các thế hệ sau mắc bệnh phong thấp cũng rất cao do được di truyền đặc điểm và cấu trúc xương khớp.
Với tình trạng của bạn, bị đau nhức ở bàn chân và ngón chân vẫn chưa đủ để chẩn đoán chính xác có phải là bệnh phong thấp hay không. Bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra kết luận và cho bạn lời khuyên phù hợp. Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh phong thấp, bạn cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với khí lạnh, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch đối phó với bệnh tật.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!