Điều trị tràn dịch khớp gối bằng cách nào? Điều trị tràn dịch khớp gối có thể được tiến hành theo phương pháp hiện đại hoặc y học cổ truyền. Ngoài việc dùng thuốc Tây, bạn cũng nên tham khảo thêm một số bài thuốc hay điều trị bệnh tràn dịch khớp gối nhanh chóng và dứt điểm được sử dụng phổ biến hiện nay. 

bệnh tràn dịch khớp gối

Tìm hiểu về bệnh tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối tiết ra quá nhiều chất dịch khiến khớp bị sưng to, phù nề, gây đau và làm giảm chức năng vận động của khớp gối. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tràn dịch khớp gối, chủ yếu là do chấn thương ở khớp gối, nhiễm khuẩn khớp gối và một số bệnh lý xương khớp.

Khớp gối bị tràn dịch thường gây ra các triệu chứng sưng nề đầu gối. Do đó, bên khớp gối bị tổn thương sẽ to hơn bên khớp lành. Có thể dựa vào các mốc xương để so sánh hai bên đầu gối. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ít hoặc đau nhiều. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tràn dịch khớp mà mức độ đau cũng khác nhau. Nếu đau nhiều sẽ gây khó khăn khi đi lại.

Bệnh nhân cần chụp X-quang khớp, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, chọc hút dịch khớp… để xác định chính xác nguyên nhân gây tràn dịch và mức độ tổn thương, bản chất dịch khớp.

Bệnh tràn dịch màng khớp

Tràn dịch khớp gối không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ làm hạn chế vận động khớp gối do dịch khớp quá nhiều gây cản trở vận động khớp. Tuy nhiên, việc chọc hút dịch khớp quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến phá hủy khớp và ảnh hưởng đến toàn thân chứ không chỉ ở khớp gối.

Y học hiện đại điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào?

Thăm khám và chẩn đoán:

Để xác định chính xác nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu để xác định tình trạng viêm nhiễm nhằm phân biệt với các chứng viêm khác như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp.
  • Chụp X-quang để nhận biết các tổn thương như trật khớp, gãy xương, thoái hóa khớp, u xương…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp xác định được các tổn thương ở xương và phần mềm của khớp.
  • Chọc hút dịch khớp để xác định được bản chất của dịch khớp, dịch khớp có máu hay không, viêm nhiễm do vi khuẩn nào gây ra, có dấu hiệu bệnh gout không…
  • Điều trị nội khoa:

Phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối bằng nội khoa bao gồm:

  • Điều trị giảm đau: Dùng thuốc giảm đau thông thường theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Điều trị bằng kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp người bệnh đang bị nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Điều trị bằng thuốc kháng viêm Corticosteroids: Dùng thuốc kháng viêm Corticosteroid theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối bị tràn dịch. Điều trị bằng Corticosteroids cần tuân theo chỉ định và được bác sĩ chuyên khoa theo dõi để tránh những tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc chữa tràn dịch khớp gối

  • Điều trị ngoại khoa:

Điều trị ngoại khoa bao gồm điều trị phẫu thuật và các can thiệp xâm lấn như sau:

  • Chọc hút dịch khớp: Để làm giảm áp lực giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, có thể kết hợp đồng thời với tiêm corticoid trực tiếp vào khớp gối. Chọc hút dịch khớp phải được thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu về vô trùng. Dịch khớp sau khi được lấy phải được xét nghiệm trong vòng 8 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc trong 24 giờ nếu ở nhiệt độ từ 4 – 8°C.

Thận trọng khi chọc hút dịch khớp ở những người bị cao huyết áp, suy tim nặng, người bệnh đái tháo đường chưa được kiểm soát đường máu và người mắc bệnh HIV.

  • Nội soi khớp: Giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối và có thể kết hợp điều trị sữa chữa các tổn thương ở sụn khớp, dây chằng hay tổn thương do thoái.
  • Phẫu thuật thay khớp: Được tiến hành khi tràn dịch khớp gối do thoái hóa khớp gối nghiêm trọng.

Chú ý: Chống chỉ định điều trị tràn dịch khớp gối trong các trường hợp:

  • Người mắc bệnh ưa chảy máu
  • Người bệnh đang được điều trị thuốc chống đông.
  • Người có các tổn thương da tại vị trí chọc dịch khớp.

2 bài thuốc chữa bệnh tràn dịch khớp gối tận gốc

Ngoài phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối theo y học hiện đại, điều trị tràn dịch khớp bằng các bài thuốc Đông y là một phương pháp hiệu quả và an toàn mà nhiều người bệnh lựa chọn. Theo Đông y, để chữa tràn dịch khớp gối, áp dụng các bài thuốc sau đây sẽ cho kết quả vô cùng khả quan.

  • Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm

– Thành phần của bài thuốc bao gồm: 

Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 16-40g, Phòng phong 12g, Đương quy 12g, Tần giao 12g,  Xuyên khung 8-12g, Đỗ trọng 12g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Ngưu tất 12g, Thược dược 12g, Địa hoàng 16-24g, Tế tân 4-8g, Chích thảo 4g, Quế tâm 4g.

Điều trị tràn dịch khớp gối

Gia giảm: Tùy theo biểu hiện của bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc phù hợp.

– Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc uống 2 lần trong ngày.

– Công dụng của bài thuốc: Khu phong, trừ thấp, bồi bổ khí huyết và can thận, giảm đau nhức, sưng viêm.

  • Bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm

– Thành phần bài thuốc:

Thục địa 8 lạng, Sơn thù 4 lạng, Sơn dược 4 lạng, Câu kỷ tử 4 lạng, Thỏ ti tử 4 lạng, Cao lộc hươu 4 lạng, Cao Quy bản 4 lạng, Hoài ngưu tất 3 lạng.

Gia giảm: Tùy theo biểu hiện của bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc phù hợp.

– Cách dùng: Đem các vị thuốc ngào mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng từ 4-8g, dùng 1-2 lần/ngày. Khi dùng uống với nước muối nhạt.

– Công dụng: Bồi bổ can thận và khí huyết, hoạt huyết, hóa ứ.

Trong quá trình điều trị tràn dịch khớp gối, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đi lại nhiều, kết hợp chườm đá và kê cao chân để hạn chế tình trạng tràn dịch, đồng thời giúp giảm đau và giảm sưng nề khớp gối.
  • Áp dụng các bài luyện tập cơ đùi, giúp cơ đùi khỏe và hỗ trợ khớp gối vận động tốt, giảm đau mỏi và các nguy cơ chấn thương. Đồng thời kết hợp luyện tập các bài tập mềm dẻo khớp gối theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Trong trường hợp bệnh nhân thuộc đối tượng thừa cân, béo phì, trọng lượng cơ thể lớn thì cần tập luyện các bài tập giảm cân như thể dục nhịp điệu dưới nước hay bơi lội và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống để duy trì cân nặng phù hợp.
  • Tuân thủ đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, đeo nẹp gối nếu được bác sĩ yêu cầu, tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng tràn dịch khớp.

Đọc tìm hiểu thêm :

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *