Trang Chủ » Viêm khớp dạng thấp » Áp dụng vật lý trị liệu chữa viêm khớp dạng thấp
Áp dụng vật lý trị liệu chữa viêm khớp dạng thấp
Áp dụng vật lý trị liệu chữa viêm khớp dạng thấp là phương pháp không còn quá xa lạ đối với những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Với những kỹ thuật chuyên môn không cần sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể được phục hồi chức năng vận động và trở về với cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn, mạn tính có khả năng gây tổn thương ở khớp, phá hủy khớp và dẫn đến biến dạng khớp. Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở độ tuổi trung niên, trong đó nữ giới chiếm đa số. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra là do nhiều yếu tố như virus, vi khuẩn, yếu tố di truyền và cơ địa, sức đề kháng, môi trường sống… kết hợp với nhau.
Viêm khớp dạng thấp thường khó nhận biết trong giai đoạn đầu và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm khớp khác. Bệnh thường khởi phát chậm và tăng dần, sau đó xuất hiện các triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ khớp, đau tăng về đêm và cứng khớp vào buổi sáng. Viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng có thể lan sang các khớp xung quanh mang tính chất đối xứng ở cả hai bên khớp. Lâu ngày, viêm khớp dạng thấp sẽ gây dính khớp, biến dạng khớp, nghiêm trọng nhất là dẫn đến tàn phế.
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Áp dụng vật lý trị liệu chữa viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, việc điều trị viêm khớp dạng thấp đã có nhiều tiến bộ vượt bật, bệnh nhân được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, áp dụng vật lý trị liệu chữa viêm khớp dạng thấp… Trong đó, vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một phương pháp bảo tồn không dùng thuốc hoặc phẫu thuật có khả năng cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau, tăng cường khả năng vận động khớp, phục hồi và duy trì chức năng của khớp. Đây được coi là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ, mang đến hiệu quả cao trong việc chữa viêm khớp dạng thấp. Cụ thể, các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm:
1- Tắm và ngâm nóng
Người bệnh được cho ngâm mình trong nước nóng toàn thân với nhiệt độ phù hợp với cơ thể hoặc nước muối, nước khoáng thiên nhiên, nước lưu huỳnh giúp lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu để giảm cơn đau tại khớp.
2- Đắp nóng tại khớp bị viêm
Phương pháp đắp nóng được tiến hàng bằng cách sử dụng paraffin, túi nhiệt, cát nóng hoặc bùn nóng hoặc cho lá ngải cứu nóng bọc trong vải để chườm lên vị trí khớp bị viêm
3- Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là phương pháp sử dụng nhiệt nóng để làm tăng tuần hoàn máu, dinh dưỡng tại chỗ đồng thời giúp giảm đau chống viêm, phục hồi tổn thương nhanh chóng. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm cấp kèm theo triệu chứng sưng nóng, phù nề hoặc có tràn dịch khớp thì không nên áp dụng nhiệt liệu pháp để điều trị.
4- Phương pháp siêu âm
Siêu âm có tác dụng cơ học và hóa học nên được dùng để hỗ trợ điều trị tại chỗ vùng khớp bị viêm để giảm đau, chống viêm.
5- Dùng tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại được sử dụng từ 3-5 liều sinh lý, mỗi ngày chiều từ 300-400 cm2 lên kín toàn bộ các khớp bị tổn thương và vùng xung quanh khớp. Sau đó, ngưng chiếu từ 2-3 ngày để phản ứng đỏ da giảm bớt rồi tiếp tục thực hiện. Mỗi đợt chiếu khoảng 5-6 lần, một liệu trình gồm 3-4 đợt.
6- Áp dụng sóng ngắn
Sóng ngắn được dùng với liều ấm để điều trị những khớp trung bình và khớp lớn hoặc các khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, khớp đầu gối, khớp háng, khớp cổ chân…
7- Tập vận động
Bác sĩ chuyên khoa xương khớp hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thực hiện các bài tập vận động chủ động, thụ động, vận động có hoặc không có dụng cụ giúp quá trình hồi phục khớp diễn ra nhanh hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!