Thấp khớp cấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài đến khi trưởng thành kèm theo nhiều biến chứng nếu không được điều trị và dự phòng đúng cách. Trong đó, ảnh hưởng của bệnh thấp khớp cấp đến tim mạch là biến chứng nguy hiểm nhất, đe dọa đến cuộc sống và tính mạng của người bệnh.

“thấp khớp đớp tim”

Nguyễn Thị Miện (65 tuổi, Hưng Yên) mắc bệnh thấp khớp nhiều năm, từ khi bà còn nhỏ. Cứ hễ đến mùa đông, những ngày trời rét hay trời mưa lạnh là bà lại thấy đau nhức ở đầu gối và hai cổ chân, không đi lại được. Bà thường nghe các cụ bảo “thấp khớp đớp tim” nên mỗi khi cả người mệt mỏi, thở yếu, bà rất lo mình bị bệnh khớp rồi còn mắc cả bệnh tim. Con cháu có đưa bà đi bệnh viện huyện kiểm tra định kỳ nhưng kết quả xét nghiệm vẫn không có kết luận liên quan đến bệnh tim khiến bà cứ mãi lo lắng và cho rằng bác sĩ chẩn đoán sai.

Nỗi lo của bà Niệm cũng là nỗi lo của nhiều người bệnh thấp khớp khác. Chẳng hạn như trường hợp của Anh V. Hòe (Bắc Ninh) có con trai chỉ mới 12 tuổi  bị thấp khớp cấp. Anh nghe dân gian truyền nhau câu nói “thấp khớp đớp tim” nên rất lo lắng con mình có thể bị bệnh tim bất cứ lúc nào. Bệnh khớp đã khó chữa rồi mà bệnh tim càng khó hơn nên anh đã lo lại càng lo hơn.

Ảnh hưởng của bệnh thấp khớp cấp đến tim mạch

Theo GS. Tạ Mạnh Cường (Phó Viện trưởng – Viện tim mạch Quốc gia) cho hay, “thấp khớp đớp tim” là tên gọi dân gian của căn bệnh thấp tim hay thấp khớp cấp, sốt thấp khớp – một trong những căn bệnh của hệ của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo.

Nguyên nhân gây thấp khớp cấp có liên quan đến liên cầu beta tan huyết nhóm A sau khi bệnh nhân mắc một hay nhiều đợt viêm họng do vi khuẩn này. Do màng tế bào liên cầu khuẩn nhóm A có một thành phần protein rất giống với protein màng tế bào cơ tim và một số tổ chức liên kết khác của cơ thể, đồng thời cấu trúc cacbon hydrat màng tế bào của liên cầu khuẩn nhóm A và mucoprotein ở van tim người cũng gần giống nhau nên khi cơ thể đã sản sinh ra kháng thể chống lại các liên cầu khuẩn  xâm nhập, và chống lại chính những tổ chức ở tim của mình.

Thấp khớp cấp thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 10 – 15 tuổi và để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu không được dự phòng và điều trị hiệu quả, thấp khớp cấp có thể kéo dài suốt đời, đe dọa cuộc sống người bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh thấp khớp cấp là viêm tim. Viêm tim là một biểu hiện khá đặc hiệu của bệnh thấp tim, có thể viêm van tim, viêm cơ tim hay viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm tim toàn bộ tim… Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc có biểu như tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau ngực trái, tiếng cọ màng ngoài tim, tiếng tim mờ…. đến khi suy tim nặng hoặc tử vong.

Theo đó, biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh thấp khớp cấp cũng là các biến chứng về tim mạch, chủ yếu là các di chứng ở van tim như:

  • Hở van hai lá có thể khiến máu lưu thông theo hướng ngược lại.
  • Hạp van tim dẫn đến lưu lượng máu giảm.
  • Thiệt hại cho cơ tim từ viêm có thể làm suy yếu cơ tim, dẫn đến giảm chức năng bơm.
  • Thiệt hại đối với các van hai lá, van tim khác hoặc mô tim có thể gây ra vấn đềnhư: tim rung nhĩ, nhịp đập hỗn loạn không đều của tâm nhĩ.
  • Suy tim.

Trường hợp nặng, biến chứng van tim có thể ảnh hưởng đến tính mạng, gây tử vong.

Phòng ngừa thấp khớp cấp ảnh hưởng đến tim mạch

Để ngăn ngừa nguy cơ bị thấp khớp khớp cấp, cha mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe cho con em mình ngay từ lúc nhỏ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang,…). Đồng thời, vệ sinh răng miệng, mũi họng sạch sẽ hàng ngày cho bé để tránh viêm nhiễm đường hộ hấp. Cho trẻ rửa tay thường xuyên và mang khẩu trang khi ra ngoài đường, nhất là những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Khi thấy trẻ có một số biểu hiện viêm đường hô hấp như đau họng, viêm họng, sốt,… thì không nên coi thường và nhanh chóng đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời, thích hợp. Nếu trẻ có dấu hiệu thấp khớp cấp, cha mẹ cần sắp xếp cho trẻ điều trị ngay từ sớm để hạn chế những ảnh hưởng đối với cơ thể trẻ.

BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *